The system is processing. Please wait a moment!
- Home experience homelift & elevator technical Sharing experiences
Top 10 Yếu Tố Quan Trọng Trong Hệ Thống An Toàn Thang Máy
MỤC LỤC NỘI DUNG
Thang máy dần trở thành một phương tiện di chuyển phổ biến trong cuộc sống hiện đại.
Với sự ưu tiên hàng đầu là an toàn tối đa cho người sử dụng, hệ thống an toàn thang máy không chỉ là yếu tố chính, mà còn là yếu tố then chốt quyết định đảm bảo trải nghiệm an toàn và tin cậy cho người sử dụng trong quá trình sử dụng thang máy.
Hoàng Sa Việt Sankyo Elevator sẽ chia sẻ tới Quý vị 10 yếu tố không thể thiếu trong hệ thống an toàn thang máy ở bài viết dưới đây.
1. Bộ khống chế quá tốc độ:
Bộ khống chế quá tốc độ, còn được gọi là bộ giới hạn tốc độ, là một trong những cơ chế an toàn quan trọng nhất trong hệ thống an toàn thang máy. Nó đo và điều chỉnh tốc độ của thang máy và được kết nối với cabin thông qua cáp thép.
Nếu thang máy vượt quá tốc độ định mức (thường cao hơn 10% tốc độ định mức tối đa), bộ điều chỉnh quá tốc độ sẽ cắt điện cấp cho động cơ, làm chậm trục động cơ. Nếu cabin thang máy tiếp tục tăng tốc độ hoặc tất cả các dây bị cắt và cabin rơi tự do, một bộ phận sẽ được kích hoạt. Một cơ cấu dừng dây điều tốc, khiến bộ phận an toàn gài vào và dừng Cabin.
Bộ khống chế quá tốc độ thường kết hợp với hệ thống phanh an toàn, giúp đảm bảo rằng thang máy có thể dừng lại an toàn khi cần thiết.
2. Cảm biến quá tải
Mỗi thang máy đều có tải trọng định mức không được vượt quá để đảm bảo an toàn cho hành khách và tuổi thọ của thang máy.
Trong hệ thống an toàn thang máy cảm biến quá tải được lắp đặt để đảm bảo thang máy không chở quá tải trọng định mức. Những cảm biến này đo trọng lượng của tất cả hành khách trên cabin và nếu trọng lượng vượt quá giới hạn, cảnh báo sẽ được kích hoạt và thang máy sẽ không hoạt động cho đến khi tải giảm.
3. Cảm biến cửa thang máy – photocell
Một trong những chi tiết quan trọng trong hệ thống an toàn thang máy không thể không kể đến hệ thống cảm biến cửa thang máy, hay còn có nhiều tên gọi khác như: photocell, màng hồng ngoại thang máy, cảm quang cửa thang máy.
Những cảm biến này được đặt giữa cửa cabin và cửa tầng và tạo ra một bức màn. Khi hành khách đi qua đây, các cảm biến sẽ gửi tín hiệu đến cửa để đảm bảo rằng cửa chỉ đóng khi không có người hoặc vật thể ở giữa.
Cảm biến cửa thang máy có 2 loại: dạng điểm và dạng thanh
Cảm biến dạng điểm:
Hai điểm của cảm biến được gắn ở hai mép cánh cửa thang máy, khoảng cách từ 50cm đến 90cm so vớt mặt sàn cabin. Do chỉ có hai mắt nên phạm vi bảo vệ hẹp, chỉ là một đường thẳng, do đó khi thang đang đóng cửa, vật cản phải cắt đúng đường thẳng đó thì thang máy mới tự động mở cửa ra.
Cảm biến dạng thanh:
Đây là loại cảm biến cửa thang máy hồng ngoại dạng thanh dài được lắp dọc theo chiều cao của cửa phòng máy, mỗi thanh trung bình dài khoảng 2000mm. Do chiều dài dọc theo toàn bộ cánh cửa phòng thang nên phạm vi bảo vệ của loại cảm biến này gần như là bao trùm cả khoảng cửa thang, nên vật cản khi đứng ở bất kì điểm nào ở cửa thang máy cũng sẽ được loại cảm biến này bảo vệ tuyệt đối.
Tùy thuộc vào ứng dụng cụ thể, tín hiệu từ cảm biến có thể kích hoạt hệ thống an toàn như dừng thang máy, mở/đóng cửa thang máy hoặc thậm chí là kích hoạt báo động.
4. Thắng cơ
Thắng cơ hay còn gọi là phanh cơ khí là bộ phận rất cần thiết và quan trọng của hệ thống an toàn thang máy. Khi thang máy di chuyển vượt quá tốc độ cho phép, thắng cơ sẽ hoạt động để giữ cabin vào rail ( ray ) không cho thang máy di chuyển vượt tốc độ.
5. Bộ giảm chấn thang máy
Bộ giảm chấn thang máy là thiết bị an toàn nằm dưới cabin và đối trọng. Các thiết bị này ngăn cabin đang đi xuống vượt quá giới hạn bình thường của nó do quán tính, đồng thời làm mềm và hấp thụ chấn động và lực khi thang máy rơi tự do từ một khoảng cách quá nhỏ để bộ điều chỉnh tốc độ có thể tác động. Bạn có thể thử tưởng tượng vai trò của bộ giảm chấn thang máy giống như bộ phuộc của xe máy chúng ta thường sử dụng.
Tuỳ theo mục đích sử dụng và điều kiện sử dụng khác nhau mà bộ giảm chấn thang máy được chia thành nhiều loại khác nhau như: giảm chấn đối trọng, giảm chất cabin, giảm chấn thuỷ lực, giảm chấn lò xò, giảm chấn cao su.
6. Công tắc giới hạn hành trình
Tính năng an toàn này có nhiệm vụ đảm bảo thang máy không di chuyển vượt quá phạm vi mong muốn. Điều này giúp ngăn chặn khả năng thang máy đi quá giới hạn hành trình. Công tắc giới hạn cũng được thiết kế để bảo vệ kỹ thuật viên thực hiện bảo trì thang máy.
7. Bộ cứu hộ ARD hoặc UPS
Khi điện cắt hoặc hỏng hóc trong quá trình di chuyển của thang máy, các thiết bị này sẽ cung cấp cho thang máy đủ điện để đến tầng gần nhất và mở cửa cho hành khách sơ tán. Các thiết bị này hoạt động bằng pin nên việc kiểm tra thường xuyên và thay thế khi chúng không còn hoạt động là điều cần thiết.
8. Công tắc an toàn khóa cửa
Công tắc an toàn khoá cửa là một phần quan trọng trong hệ thống an toàn thang máy đảm bảo rằng thang máy sẽ không di chuyển miễn là một trong các cửa tầng của thang máy vẫn mở hoặc chưa đóng hoàn toàn. Tính năng an toàn này đảm bảo rằng thang máy không di chuyển cho đến khi tất cả hành khách đã vào hoặc ra khỏi cabin và các cửa tầng được đóng hoàn toàn, tránh mọi thương tích.
Công tắc này thường được sử dụng trong các loại thang máy tải khách và thang máy tải hàng cỡ lớn ngoài ra cũng được tích hợp rất nhiều trong các dây chuyền sản xuất, băng truyền, băng tải… những công trình sử dụng điện di chuyển trên các chặng đường cố định.
9. Hệ thống báo động khẩn cấp
Trong trường hợp thang máy gặp sự cố khẩn cấp, khách hàng hãy thật bình tĩnh và nhấn nút báo khẩn ( ký hiệu hình trái chuông ) gây sự chú ý với bên ngoài, đồng thời cung cấp thông tin chi tiết để nhân viên kỹ thuật có thể phản ứng nhanh chóng, cứu hộ kịp thời.
10. Đèn chiếu sáng khẩn cấp
Đèn chiếu sáng khẩn cấp được thiết kế để cung cấp ánh sáng trong trường hợp khẩn cấp hoặc mất điện, giúp hành khách và nhân viên tìm đường ra khỏi thang máy một cách an toàn.
Thường thì đèn chiếu sáng khẩn cấp được kết hợp với cảm biến ánh sáng. Nếu môi trường xung quanh trở nên tối, cảm biến sẽ kích thích đèn khẩn cấp tự động bật sáng và thường được tích hợp với hệ thống báo động khẩn cấp, giúp cảnh báo hành khách về tình huống khẩn cấp.
Đèn chiếu sáng khẩn cấp thường được đặt ở các vị trí chiến lược trong thang máy, chẳng hạn như trên trần hoặc ở các vị trí mà người sử dụng có thể dễ dàng nhìn thấy.
Hệ thống an toàn thang máy không chỉ giúp bảo vệ sự an toàn cho người sử dụng mà còn là yếu tố quyết định đối với trải nghiệm di chuyển an toàn và thuận lợi. Bên cạnh đó biện pháp an toàn quan trọng nhất là hành vi ứng xử phù hợp của hành khách khi sử dụng thang máy.
Có một số hướng dẫn để sử dụng thang máy đúng cách và hướng dẫn cần tuân theo trong trường hợp thang máy bị lỗi. Nguyên tắc quan trọng nhất là giữ bình tĩnh, liên hệ với dịch vụ khẩn cấp và chờ được giải cứu vì bên trong cabin là phần an toàn nhất của thang máy.
Để đảm bảo an toàn hơn nữa cho hành khách, nên đảm bảo rằng thang máy được lắp đặt và bảo trì đúng cách. An toàn là ưu tiên hàng đầu của các nhà sản xuất thang máy.
Hoàng Sa Việt Elevator Sankyo đã chia sẻ về top 10 hệ thống an toàn thang máy quan trọng nhất. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình di chuyển và vận hành thang máy.
✅ Thang Máy Hoàng Sa Việt - Lắp Đặt, Bảo Trì, Cải Tạo Thang Máy Chất Lượng Việt Nam
HOÀNG SA VIỆT ELEVATOR - CÔNG TY THANG MÁY UY TÍN HÀNG ĐẦU TẠI VIỆT NAM
Chuyên Viên Tư Vấn: 0942. 222. 075
Trụ Sở Văn Phòng: 184/20 Lê Đình Cẩn, P. Tân Tạo, TP. HCM
Trụ sở Hà Nội: Số 229, Đ. Vân Trì, Vân Nội, Đông Anh, Hà Nội
Website:hoangsaviet.net Email: hungpham@hoangsaviet.com