Top bài viết hay

Tiêu Chuẩn Và Chi Phí Kiểm Định Thang Máy Chi Tiết Nhất

  • 26/11/2023
  • Ngày nay, trong sự phát triển không ngừng của xã hội thì các toà nhà cao tầng ngày càng nhiều. Vì thế chúng ta không thể phủ nhận vai trò của thang máy, quy trình kiểm định thang máy giúp đảm bảo an toàn cho những người sử dụng mà còn giữ cho hệ thống hoạt động một cách hiệu quả.

    Bài viết này cùng Hoàng Sa Việt Elevator khám phá sâu hơn về tiêu chuẩn và chi phí kiểm định thang máy, mang đến cái nhìn toàn diện về quy trình này và tầm quan trọng trong an toàn thang máy.

    Hình ảnh minh họa tầm quan trọng của thang máy
    Hình ảnh minh họa tầm quan trọng của thang máy

    Kiểm định thang máy là gì?

    Kiểm định thang máy là quá trình đánh giá và xác nhận tính an toàn, hiệu suất và tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với thang máy do Nhà nước quy định. Quá trình này thường được thực hiện định kỳ để đảm bảo rằng thang máy hoạt động đúng cách và đáp ứng các yêu cầu an toàn.

    Hình ảnh minh họa kiểm định thang máy
    Hình ảnh minh họa kiểm định thang máy

    Mục đích của kiểm định thang máy

    An toàn người sử dụng: Bảo đảm rằng thang máy hoạt động an toàn cho người sử dụng là một trong những mục đích chính giảm nguy cơ tai nạn và bảo vệ người sử dụng.

    Tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật và pháp luật: Kiểm định thang máy giúp ngăn chặn sự cố và đảm bảo rằng thang máy đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của cơ quan quản lý và an toàn.

    Định kỳ bảo dưỡng và kiểm tra: Quy trình kiểm định thang máy thường đi kèm với việc định kỳ bảo dưỡng và kiểm tra. Điều này giúp phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn, tránh sự cố đột ngột và giữ cho thang máy hoạt động một cách ổn định.

    Bên cạnh đó, việc kiểm định an toàn thang máy còn có thể giúp người quản lý dự trữ chi phí bảo dưỡng định kỳ hơn là phải xử lý sự cố lớn và chi phí sửa chữa không mong muốn.

    Tăng tuổi thọ và hiệu suất: Bằng cách kiểm định định kỳ, hệ thống thang máy có thể được duy trì để hoạt động ổn định và tăng tuổi thọ.

    Hình ảnh minh họa thang máy trong đời sống
    Hình ảnh minh họa thang máy trong đời sống

    Cần chuẩn bị gì trước khi kiểm định thang máy?

    Tại Điều 7 Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 12/2021/TT-BLĐTBXH có quy định:

    Chuẩn bị kiểm định

    Tổ chức kiểm định và Cơ sở đề nghị kiểm định cùng phối hợp:

    Thống nhất kế hoạch kiểm định, chuẩn bị các điều kiện phục vụ kiểm định và cử người tham gia, chứng kiến kiểm định.

    Thống nhất thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn;

    Trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân, đảm bảo an toàn trong quá trình kiểm định.

    Cơ sở đề nghị kiểm định:

    Chuẩn bị hồ sơ, lý lịch và các tài liệu có liên quan đến thang máy được nêu tại khoản 1 Điều 8 quy trình này gồm:

    Lý lịch thang máy: Thông tin chung về thang máy, đặc tính kỹ thuật (tính năng, tải trọng, vận tốc,…), các bản vẽ kỹ thuật…

    Giấy chứng nhận hợp quy (kiểm tra đối với trường hợp kiểm định lần đầu).

    Giấy chứng nhận kiểm định, biên bản kiểm định đã được cấp (không kiểm tra đối với trường hợp kiểm định lần đầu).

    Hồ sơ bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế (nếu có)

    Hồ sơ thiết kế, hoàn công xây dựng giếng thang (kiểm tra đối với thang máy lắp đặt, kiểm định lần đầu).

    Các bước cần chuẩn bị khi kiểm định thang máy
    Các bước cần chuẩn bị khi kiểm định thang máy

    Các dụng cụ cần để kiểm định thang máy

    Trước khi tiến hành kiểm định thang máy cần chuẩn bị những thiết bị kiểm tra sau:

    Thiết bị đo khoảng cách

    Thiết bị đo nhiệt độ

    Thiết bị đo cường độ ánh sáng

    Thiết bị đo điện trở cách điện

    Thiết bị đo điện trở tiếp địa

    Thiết bị đo điện vạn năng

    Hình ảnh minh họa quy trình kiểm định thang máy
    Hình ảnh minh họa quy trình kiểm định thang máy

    Độ chính xác của các dụng cụ đo cho phép có độ sai lệch như sau, trừ khi có yêu cầu cụ thể khác:

    ± 1 % đối với khối lượng, lực, khoảng cách, tốc độ

    ± 2 % đối với gia tốc, gia tốc hãm

    ± 5 % đối với điện áp, dòng điện

    ± 5 % đối với nhiệt độ

    ± 2,5 % đối với lưu lượng

    ± 1 % đối với áp suất P ≤ 200 kPa

    ± 5 % đối với áp suất P > 200 kPa

    ( Nguồn: Theo Thư Viện Pháp Luật )

    Quy trình chuẩn khi kiểm định thang máy

    Quy trình kiểm định thang máy cần được thực hiện bởi chuyên viên kiểm định qua các bước sau:

    Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật của thang máy

    Kiểm tra thông tin lý lịch thang máy: thông tin chung của thang máy ( nguồn gốc xuất xứ, vận tốc, bản vẽ kỹ thuật, tải trọng, hồ sơ kết quả kiểm định lần trước, hồ sơ lắp đặt, nhật ký bảo hành,bảo trì, hướng dẫn sử dụng thang máy,…)

    Giấy chứng nhận phải phù hợp với quy chuẩn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ định hoặc thừa nhận.

    Hồ sơ bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế, cải tạo và biên bản nghiệm thu sau cải tạo (đối với kiểm định thang máy có sự cố bất thường).

    Hồ sơ thiết kế, hoàn công xây dựng giếng thang (áp dụng đối với thang máy mới lắp đặt và kiểm định lần đầu).

    Hình ảnh minh họa kiểm tra thông tin thang máy
    Hình ảnh minh họa kiểm tra thông tin thang máy

    Bước 2: Tiến hành kiểm tra kỹ thuật

    Kiểm tra chi tiết tình trạng hoạt động của tất cả bộ phận cabin, giếng thang, hố thang, cửa thang, puli, cáp, đối trọng, buồng máy,..

    Kiểm tra phần điện của thang máy ( bảng điện, đường nối điện, công tắc điện trong buồng máy… )

    Hệ thống điều khiển

    Hệ thống cứu hộ

    Kiểm tra tính hao mòn, đồng bộ của các chi tiết, bộ phận.

    Hình ảnh minh họa kiểm tra thang máy
    Hình ảnh minh họa kiểm tra thang máy

    Bước 3: Vận hành thang máy

    Bước tiếp theo trong quy trình kiểm định thang máy là thử vận hành thang máy ở nhiều điều kiện hoạt động khác nhau.

    Chạy thử thang máy không tải bằng cách ấn các nút có trên bảng điều khiển, giúp đánh giá chính xác khả năng hoạt động của thiết bị như động cơ, phanh hãm, dừng và khởi động,..

    Chạy thử thang máy có tải được kiểm tra lần lượt với 100% tải trọng định mức, 125% tải trọng định mức để xem phản ứng của thang máy, để kiểm tra chính xác hơn các bộ phận quá tải, bộ đệm, sự chính xác dừng tầng thang máy,..

    Thử bộ cứu hộ, thiết bị báo động cứu hộ.

    Kiểm tra thiết bị hạn chế quá tải.

    Thử bộ giảm chấn, áp suất và các chương trình hoạt động đặc biệt của thang máy.

    Hình ảnh minh họa vận hành thang máy
    Hình ảnh minh họa vận hành thang máy

    Bước 4: Xử lý kết quả kiểm định

    Lập biên bản kiểm định theo mẫu và trình lên cơ quan kiểm định

    Ghi kết quả kiểm định và lý lịch của thang máy.

    Cấp giấy chứng nhận và dán tem kiểm định thang máy.

    Hình ảnh minh họa tem kiểm định thang máy
    Hình ảnh minh họa tem kiểm định thang máy

    Tiêu chuẩn kỹ thuật của quy trình kiểm định thang máy

    Theo Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH ban hành danh mục máy, thiết bị vật tư,chất có yêu cầu nghiêm nghặt về an toàn, vệ sinh lao động có hiệu lực từ ngày 01/03/2020 cụ thể như sau:

    - QCVN 02:2011/BLĐTBXH : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy điện;

    - QCVN 26:2016/BLĐTBXH: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động với thang máy điện không buồng lái;

    - TCVN 6395:2008 : Thang máy điện - yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt;

    - TCVN 7628:2007 (ISO 4190): Lắp đặt thang máy;

    - TCVN 5867: 2009: Thang máy, Cabin, đối trọng và ray dẫn hướng. Yêu cầu an toàn;

    - TCVN 9358 : 2012: Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung;

    - TCVN 9385:2012: Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.

    Hình ảnh minh họa tiêu chuẩn kiểm định an toàn thang máy
    Hình ảnh minh họa tiêu chuẩn kiểm định an toàn thang máy

    Bao lâu thì nên kiểm định thang máy?

    Tại Điều 9 Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 12/2021/TT-BLĐTBXH, có quy định:

    Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ đối với thang máy lắp đặt tại các tòa nhà chung cư, văn phòng, trung tâm thương mại, bệnh viện, khách sạn, nhà máy sản xuất hay tại khu vực công cộng là 2 năm một lần.

    Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ đối với thang máy lắp đặt tại các công trình khác với công trình nêu trên là 3 năm một lần.

    Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ đối với các thang máy đã có thời hạn sử dụng trên 15 năm là 1 năm một lần.

    - Dựa trên tình trạng của thiết bị, thời hạn quy định kiểm định thang máy có thể được rút ngắn do kiểm định viên quyết định trên cơ sở thống nhất với tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc quản lý thang máy.

    Trong trường hợp rút ngắn thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn, kiểm định viên thực hiện kiểm định phải ghi rõ lý do rút ngắn vào biên bản kiểm định.

    (Nguồn: Theo Thư Viện Pháp Luật )

    Thời gian kiểm định thang máy định kỳ
    Thời gian kiểm định thang máy định kỳ

    Chi phí kiểm định thang máy

    Đối với thang lần đầu kiểm định thì chi phí kiểm định thang máy sẽ do công ty lắp đặt thang máy thanh toán, còn những lần tiếp theo sẽ do chủ thang chi trả.

    Giá kiểm định thang máy còn phụ thuộc vào vị trí cũng như số lượng thang, loại thang mà khách yêu cầu kiểm định, do đó chi phí kiểm định ở mỗi nơi có thể là không giống nhau và dao động từ 2 triệu đến 5 triệu đồng.

    Theo Quyết định số 11/ QĐ – KĐ được ban hành vào ngày 27/02/2017 của Trung tâm Kiểm định Kỹ thuật an toàn khu vực III, chi phí kiểm định thang máy như sau:

    Đối với thang máy từ 10 tầng trở xuống: chi phí 2.000.000đ/thang.

    Đối với thang máy từ 10 tầng đến 20 tầng: chi phí 3.000.000đ/thang.

    Đối với thang máy trên 20 tầng: chi phí là 4.500.000đ/thang.

    Hình ảnh minh họa chi phí kiểm định an toàn thang máy theo quy định
    Hình ảnh minh họa chi phí kiểm định an toàn thang máy theo quy định

    Mức xử phạt khi không kiểm định thang máy

    Trong Khoản 5 Điều 17 của Nghị định số 95/2013/ NĐ – CP có quy định trường hợp thang máy không qua kiểm định mà đưa vào sử dụng sẽ bị xử phạt theo các mức đưa ra như sau:

    Phạt 1.000.000đ đến 3.000.000đ khi không thông báo việc kiểm định với cơ quan kiểm định.

    Phạt 5.000.000đ đến 7.000.000đ khi đưa thang máy vào sử dụng mà không thông báo với cơ quan kiểm định.

    Phạt 50.000.000đ đến 75.000.000đ khi sử dụng thang máy đã kiểm định nhưng không đạt yêu cầu.

    Mức xử phạt hành chính khi không kiểm định thang máy
    Mức xử phạt hành chính khi không kiểm định thang máy

    Hi vọng qua bài viết mà Hoàng Sa Việt Sankyo Elevator vừa chia sẻ, sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các quy định liên quan tới kiểm định thang máy.

    ✅ Thang Máy Hoàng Sa Việt - Lắp Đặt, Bảo Trì, Cải Tạo Thang Máy Chất Lượng Việt Nam

    HOÀNG SA VIỆT ELEVATOR - CÔNG TY THANG MÁY UY TÍN HÀNG ĐẦU TẠI VIỆT NAM

    Chuyên Viên Tư Vấn: 0942. 222. 075
    Trụ Sở Văn Phòng:
    184/20 Lê Đình Cẩn, P. Tân Tạo, TP. HCM
    Trụ sở Hà Nội: Số 229, Đ. Vân Trì, Vân Nội, Đông Anh, Hà Nội
    Website:hoangsaviet.net Email: hungpham@hoangsaviet.com

    514 lượt xem
    094.2222.075